Một chiếc ô tô muốn vận hành di chuyển êm ái trên đường cần có một động cơ. Động cơ là thiết bị giúp chuyển hoá một dạng năng lượng nào đó (như xăng dầu – nhiệt năng, điện năng…) thành động năng để xe hơi vận hành di chuyển.
Động cơ ô tô là gì?
Máy là một hệ thống kết nối nhiều thiết bị. Nó giúp chuyển hoá một dạng năng lượng nào đó (như xăng dầu – nhiệt năng, điện năng) thành động năng. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô, được ví như “trái tim” của xe. Động cơ là nơi sản sinh ra công suất. Mô men xoắn làm quay các bánh xe, nhờ đó mà xe có thể di chuyển.
Ngoài ra, động cơ còn chịu trách nhiệm dẫn động cho một số hệ thống phụ trợ khác trên xe. Như: máy phát điện, hệ thống trợ lực lái…
Các loại động cơ ô tô
Động cơ ô tô có nhiều loại. Phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến: Động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu Diesel), động cơ điện và động cơ lai hybrid.
Động cơ đốt trong
Động cơ nhiệt có hai loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
Trong đó, động cơ đốt trong cho hiệu suất cao hơn. Tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ hơn nên được sử dụng cho nhiều loại phương tiện, nhất là ô tô và xe máy.
Động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt. Từ nhiệt năng biến đổi thành công cơ học ở dạng mô men quay. Động cơ đốt trong có hai loại: động cơ xăng (sử dụng nhiên liệu là xăng) và động cơ Diesel (sử dụng nhiên liệu là dầu). Trong đó, động cơ xăng được ưa chuộng hơn do ưu điểm êm ái, tăng tốc nhanh và mượt mà.
Đa số xe ô tô hiện nay dùng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, theo xu hướng “xanh hoá” ngành ô tô, trong tương lai các loại động cơ sử dụng nhiên liệu “sạch” như động cơ điện hay động cơ lai hybird sẽ dần dần thay thế động cơ đốt trong.
Động cơ điện
Động cơ điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi điện năng thành động năng. Do đó, động cơ điện không sử dụng nhiên liệu đốt như xăng hay dầu mà hoạt động nhờ điện tích trữ trong pin (Lithium-ion). Pin thường đặt ở sàn xe. Người dùng có thể sạc pin cho xe tại các trạm sạc hay ổ điện trong nhà thông qua bộ sạc.
Pin sẽ cấp điện cho một động cơ cảm ứng gồm stator (phần đứng yên) và rotor (phần chuyển động). Khi stator được cấp điện nó sẽ tạo ra từ trường, cung cấp năng lượng cơ học làm quay rotor quanh trục, từ đó giúp xe lăn bánh. Ở Việt Nam hiện có xe VinFast VF e34 sử dụng động cơ này.
Động cơ hybird
Loại động cơ lai điện này sử dụng song song hai nguồn động lực là động cơ đốt trong và động cơ điện. Động cơ hybrid có nhiều loại như nối tiếp, song song và hỗn hợp. Tuỳ vào từng loại mà quyết định động cơ điện hay động cơ đốt trong sẽ giữ vai trò dẫn động chính.
Cấu tạo động cơ đốt trong
Trong động cơ đốt trong, hệ thống quan trọng nhất là cơ cấu sinh lực gồm:
Nguyên lý hoạt động và các hệ thống phụ trợ động cơ hoạt động:
Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ ô tô tại Garage VinCar:
1. Xe đang vận hành bình thường, nhưng đi đã lâu, đoạn đường đi dài, các đường nhiên liệu nạp bị dơ, buồng đốt bẩn bám muội cacbon, đường khí nạp không nạp đầy đủ, đánh lửa không đều, đường khí thải bị tắc dẫn đến xe vận hành yếu đi (giảm công suất) và bị tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn trước.
– VinCar khuyến nghị : bảo dưỡng động cơ bằng phụ gia theo công nghệ của CHLB Đức
2. Xe báo đèn check, đèn taplo:
– Cần cấm máy chuẩn đoán vào để đọc mã lỗi trả về từ CPU, tra mã lỗi, sau đó phân vùng phạm vi bị lỗi từ mã lỗi, đưa ra hướng xữ lý lỗi chính xác.
3. Động cơ xe bị lỗi nặng, hở roan, rò rỉ nhớt, nước vào buồng đốt, giảm áp suất, xe không vận hành được hoặc vận hành rất yếu:
– Nếu cần thiết có thể bung đầu máy, xuống máy tuỳ trường hợp nặng nhẹ xữ lý đại tu các bước.
Khi xe bạn có các hiện tượng bất thường về động cơ, bạn vui lòng liên hệ với Garage VinCar chúng tôi, để xe bạn được kiểm tra đầy đủ, chi tiết, giúp bạn nắm rõ tình hình hiện tại của động cơ ô tô của bạn, và cùng tham khảo tư vấn của kỹ thuật viên về các bước bảo dưỡng và sửa chữa động cơ xe của bạn.
Một số nội dung và hình ảnh sưu tầm từ Internet